Zum Deutschen Text
Học từ vựng là điều quan trọng nhất trong việc học ngoại ngữ. Nếu không có vốn từ vựng tốt thì bạn khó có thể rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách nhanh chóng vì bạn sẽ không hiểu nghĩa của câu khi nghe và đọc, không đủ vốn từ để viết và nói. Vì vậy nếu có thể bạn nên tập trung nhiều vào phần học từ vựng. Thế nhưng làm thế nào để nhớ được lâu những từ mà bạn đã học?
1. Học từ vựng trong ngữ cảnh:
Khi bạn học một từ nào đó, cố gắng đặt nó vào ngữ cảnh và đặt câu với từ đó, giống như bài tập tiếng Việt ngày xưa học tiểu học vậy. Điều này sẽ giúp bạn hiểu nghĩa của từ sâu hơn nhất là đối với trường hợp một từ có nhiều nghĩa. Ví dụ: absetzen theo từ điển Duden, có đến 19 nghĩa. Ở đây mình chỉ liệt kê một vài nghĩa thông dụng.
- Đặt xuống: Er setzt die Brille ab. (Ông ta bỏ mắt kính xuống.)
- Cắt chức: Der Richter wurde abgesetzt. (Ông thẩm phán đã bị cắt chức.)
- Thả khách: Der Fahrer setzte einen Fahrgast am Bahnhof ab. (Ông tài xế thả hành khách xuống cạnh ga tàu.)
- Dừng lại: Sie setzt ab, den Aufsatz zu schreiben. (cô ta ngừng viết bài.)
- Khác biệt, nổi bật: Das Gebäude setzt sich von der Umgebung ab. (tòa nhà nổi bật so với xung quanh.)
- Lắng đọng, tụ lại: Ein Menge Staub hat sich hier abgesetzt. (Một đống bụi tụ lại ở đây.)
Càng học lên cao (cấp độ B1 trở lên) bạn sẽ càng gặp nhiều từ kiểu như vậy. Cho nên, để khắc phục tình trạng bạn gặp một từ rất nhiều lần rồi mà vẫn không thể nhớ nổi hoặc không thể hiểu nổi nghĩa của từ đó, bạn hãy làm như ví dụ trên:
- Liệt kê các nghĩa của nó
- Chú ý ngữ pháp của nó
- Đặt câu trong ngữ cảnh mà bạn hay gặp nhất hoặc trong chủ đề bạn quan tâm
2. Lặp lại nhiều lần:
Khi bạn đặt câu với từ vừa mới học trong ngữ cảnh mà bạn hay gặp hoặc trong chủ đề bạn quan tâm, bạn sẽ có cơ hội dùng đến nó thường xuyên hơn. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần từ đã học giúp não của chúng ta đưa nó trí nhớ dài hạn. Bạn nên áp dụng từ mới càng nhiều càng tốt khi nói và viết. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng đôi lúc chúng ta sẽ quên mất. Cố gắng lúc nào cũng nghĩ về từ mới học, nghĩ về nó còn nhiều hơn là nghĩ về người yêu của bạn, và tìm cách lồng vào những câu nói hoặc bài viết. Nếu bạn không có ai để giao tiếp bằng tiếng Đức thường xuyên, bạn có thể tìm bạn trao đổi mà mình đã đề cập trong bài viết …
3. Kết hợp với nghe và đọc:
Ở trên mình đã nhắc đến việc sử dụng từ mới học nhiều lần, phần lớn là nhằm vào kĩ năng viết và nói. Thì tới đây mình xin nói ngắn gọn với kĩ năng nghe + viết như thế này: Nghe nhiều để biết cách phát âm và thuộc cả câu để sử dụng đúng ngữ cảnh. Đọc nhiều để nhớ mặt chữ và viết đúng chính tả.
4. Học trong những chủ đề mình quan tâm
Trong mỗi lĩnh vực có những loại từ vựng khác nhau. Bạn không thể học hết tất cả các từ mà bạn gặp được đâu đó trong đời. Nhất là đối với các bạn sinh viên, học nghề, hãy tập trung vào một lĩnh vực mà bạn đang theo học. Hơn nữa, bạn sẽ có hứng thú hơn với chủ đề mà mình quan tâm, việc tiếp nhận và hấp thu chúng cũng sẽ nhanh hơn. Khi bạn có đủ từ vựng và kiến thức trong chủ đề mà mình yêu thích, việc nói chuyện với người khác là điều dễ dàng. Các bạn có thể tham khảo danh sách một số kênh YouTube tiếng Đức để thu thập thêm những chủ đề có thể bạn sẽ quan tâm.
5. Suy nghĩ bằng tiếng Đức
Nếu ngữ cảnh và tính lặp đi lặp lại khi học từ vựng là quan trọng nhất thì việc suy nghĩ bằng tiếng Đức mang cả hai yếu tố trên. Vì điều này giúp tần suất sử dụng một từ cụ thể tăng lên và khả năng đọng lại trong trí nhớ bạn cao hơn. Ngoài ra nó còn giúp bạn phản xạ nhanh hơn, suy nghĩ quen rồi nên cứ thế là bật ra thôi. Bạn nên bắt đầu lối tư duy này từ những thứ đơn giản như: bạn cảm thấy như thế nào? Miêu tả cảnh vật xung quanh, bằng những từ vựng cơ bản bạn đã biết rõ. Sau đó nâng dần lên những chủ đề phức tạp hơn và cố gắng sử dụng nhiều từ mới học càng tốt.
Cuối cùng, bạn hãy luôn nhớ rằng: học từ vựng không bao giờ là đủ cả, sẽ luôn có những từ mà bạn không biết, cũng như tiếng Việt thôi. Nên bạn đừng nản và hãy giữ vững tư tưởng rằng luôn luôn phải học hỏi và sử dụng tiếng Đức thường xuyên.
Các bài viết liên quan:
Vì sao người Việt nên học tiếng Đức?
3 điều cần biết để phát âm tiếng Đức tốt
7 nguồn học tiếng Đức miễn phí
4 cách học tiếng Đức nhẹ như chơi
5 Wege, sich Vokabeln effektiv zu erinnern
Das Lernen von Vokabeln ist das Wichtigste beim Erwerb einer Fremdsprache. Ohne einen guten Wortschatz ist es schwierig für dich, das Hören, Sprechen, Lesen und Schreiben schnell zu üben, weil du die Bedeutung von Sätzen beim Hören und Lesen nicht verstehst und nicht genug Vokabeln zum Schreiben und Sprechen hast. Wenn möglich, solltest du dich also öfters auf das Vokabellernen konzentrieren. Aber wie kann man sich die gelernten Vokabeln dauerhaft merken?
1. Vokabeln im Kontext lernen
Wenn du ein Wort lernst, versuche, es in den Kontext zu setzen und Sätze mit diesem Wort zu bilden. So wie bei den Hausaufgaben in der Grundschule in Vietnam. Das wird dir helfen, die Bedeutung des Wortes besser zu verstehen, besonders wenn es sich um ein Wort mit mehreren Bedeutungen handelt. Zum Beispiel hat “absetzen” laut Duden 19 Bedeutungen. Hier liste ich nur ein paar übliche Bedeutungen auf.
1. Bedeutung: Abnehmen
- Er setzt die Brille ab.
2. Bedeutung: Aus Amt oder Stellung entfernen
- Der Richter wurde abgesetzt.
3. Bedeutung: Jemanden an einer bestimmten Stelle aus einem Fahrzeug aussteigen lassen
- Der Fahrer setzte einen Fahrgast am Bahnhof ab.
4. Bedeutung: Sich irgendwo niederschlagen und dort verbleiben
- Ein Menge Staub hat sich hier abgesetzt.
5. Bedeutung: Aufhören
- Sie setzt ab, den Aufsatz zu schreiben.
6. Bedeutung: Sich abheben, unterscheiden lassen
- Das Gebäude setzt sich von der Umgebung ab.
Je höher die Stufe ist, in der man lernt (Stufe B1 und höher), desto mehr derartige Wörter werden vorkommen. Um also die Situation zu überwinden, dass du einem Wort oft begegnest und dich immer noch nicht an seine Bedeutung erinnerst oder sie nicht verstehen kannst, solltest du:
- Seine Bedeutungen auflisten
- Seine Grammatik beachten
- Dir Sätze in dem Kontext bilden, der dir vertraut ist, oder in dem Thema, wofür du dich interessiert
2. Oft wiederholen
Wenn du Sätze mit dem neu gelernten Wort in einem Kontext bildest, der dir vertraut ist, oder in dem Thema, wofür du dich interessiert, hast du eine bessere Chance, es öfter zu verwenden. Die mehrmalige Wiederholungen des gelernten Wortes hilft unserem Gehirn, es schneller im Langzeitgedächtnis zu speichern. Du solltest also neue Wörter so häufig wie möglich beim Sprechen und Schreiben anwenden. Das klingt einfach, aber manchmal vergessen wir es. Versuche die ganze Zeit an das neue Wort zu denken, damit du das neu gelernte Wort auch anwendest. Wenn du niemanden hast, mit dem du oft auf Deutsch kommunizieren kannst, besteht die Möglichkeit einen Tandempartner finden, worüber ich in dem Artikel … geschrieben habe.
3. Mit Hören und Lesen kombinieren
Oben habe ich erwähnt, dass die Verwendung von neu gelernten Wörtern vor allem für Schreib- und Sprachfähigkeiten gilt. Dann möchte ich hier kurz die Hör- und Lesefähigkeiten erwähnen: Hör viel, um die Aussprache kennenzulernen, den Satz auswendig zu lernen und im richtigen Kontext zu anzuwenden. Lies viel, um dir die richtige Rechtschreibung einzuprägen.
4. Lerne in Themen, die dich interessieren
In jedem Fachgebiet gibt es verschiedene Arten von Vokabeln. Du kannst nicht alle Vokabeln lernen denen du irgendwo in deinem Leben begegnest, besonders für Studenten und Auszubildende. Fokussiere dich auf ein Fachgebiet, das du gerade studierst. Außerdem hast du eine größere Motivation, wenn du neue Wörter lernst, die in deinen Lieblingsthemen sind. Wenn du genügend Vokabeln und Wissen in deinem Lieblingsthema hast, fällt es dir leicht, dich mit anderen zu unterhalten. Du kannst dir die Liste einiger deutschsprachiger YouTube-Kanäle ansehen, um weitere Themen zu sammeln, die dich interessieren könnten.
5. In Deutsch denken
In Deutsch zu denken bezieht das Wichtigste beim Vokabellernen ein, was Kontext und Wiederholung sind. Denn dadurch wird die Häufigkeit der Verwendung eines bestimmten Wortes erhöht und die Wahrscheinlichkeit, dass es im Gedächtnis bleibt. Außerdem wird deine Reaktionszeit beim Sprechen verkürzt, weil du es gewohnt bist, Sätze auf Deutsch aufzubauen. Du solltest diese Denkweise mit einfachen Dingen beginnen, wie: Wie fühlst du dich? Deine Umgebung mit Grundwörtern zu beschreiben die du bereits kennst. Arbeite dich zu komplexen Themen hoch und versuche möglichst viele neue Wörter zu verwenden.
Denk du immer daran: Es gibt immer wieder Vokabeln, die du nicht kennst, genau wie im Vietnamesischen. Lass dich trotzdem nicht entmutigen und halte dir vor Augen, dass es immer wichtig ist, Deutsch zu lernen und es regelmäßig anzuwenden.
Weitere interessante Blogbeiträge:
Warum ist Deutschlernen wichtig für Vietnamesen?
7 Kostenlose Anwendungen zum Deutschlernen
3 Dinge, die du wissen solltest, um deine Ausprache in Deutsch zu verbessern
4 einfache Möglichkeiten, Deutsch zu lernen